Văn bản liên quan dự án Izumi City và Aqua City của Novaland lan truyền trên mạng là giả mạo
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.Chưa có thẻ căn cước công dân trước các kỳ thi, học sinh làm ở đâu?
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Trương Ngọc Ánh gặp gỡ chủ tịch hãng thông tấn AP
Một số bạn đọc thắc mắc, theo quy định, có bắt buộc công dân nữ đi nghĩa vụ quân sự khi trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự như công dân nam không?Giải đáp thắc mắc này, theo điều 6 luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định, công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân. Còn công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.Như vậy, công dân nam phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong độ tuổi luật định, là nghĩa vụ bắt buộc. Còn đối với công dân nữ thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và khi quân đội có nhu cầu.Theo điều 12 luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định, đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự là công dân nữ, đủ 18 tuổi trở lên, có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.Về ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu của quân đội theo điều 3 Nghị định số 14/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15.3.2016 gồm:Ngoài ra, nếu sau khi hết thời hạn phục vụ tại ngũ hoặc đang phục vụ trong ngạch dự bị có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của quân đội, nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân, viên chức quốc phòng theo quy định của pháp luật theo khoản 2 điều 23 luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.Công dân nữ đi nghĩa vụ quân sự cũng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như sau: đủ 18 tuổi trở lên; có lý lịch rõ ràng; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng; không bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị, nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS; có trình độ từ lớp 8 trở lên.Khi đáp ứng các điều kiện này thì công dân nữ có thể đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự tại ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú theo điều 16 luật Nghĩa vụ quân sự 2015.Về quyền lợi của công dân nữ đi nghĩa vụ quân sự thì công dân nữ được đảm bảo các quyền lợi khi tại ngũ là nghỉ phép năm. Theo đó, với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi, thời gian nghỉ là 10 ngày và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường. Thân nhân được hỗ trợ 500.000 đồng/thân nhân/lần nếu thân nhân bị ốm đau từ 1 tháng trở lên hoặc điều trị 1 lần tại bệnh viện từ 7 ngày trở lên. Con đẻ, con nuôi hợp pháp được miễn, giảm học phí. Trường hợp phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng thì còn được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.Còn khi xuất ngũ, công dân nữ cũng sẽ được nhận trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ. Được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm với mức bằng 6 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ...
Ngày 12.2, Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết đã có báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền về việc công chức, viên chức và người lao động của sở này tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và xin thôi việc theo Nghị định 178/NĐ-CP ngày 31.12.2024 của Chính phủ, theo lộ trình từ năm 2025 đến năm 2030.Theo đó, Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên có tổng số 118 công chức, viên chức và người lao động tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và xin thôi việc. Trong đó, có 114 cán bộ tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và 4 người xin thôi việc.Việc nghỉ hưu và thôi việc được thực hiện theo lộ trình 5 năm gồm: 2025 là 57 người; năm 2026 là 41 người; 2027 có 6 người; 2028 có 4 người; 2029 là 7 người và 2030 là 3 người.Tổng dự toán kinh phí để thực hiện chi trả các chế độ cho người nghỉ việc của Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên là hơn 148 tỉ đồng. Việc xin nghỉ hưu này đang chờ các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.Người có chức vụ cao nhất trong danh sách xin nghỉ hưu trước tuổi là Phó giám đốc sở với mức hỗ trợ dự kiến gần 1,9 tỉ đồng. Còn lại là các trưởng, phó phòng, các chuyên viên, hạt trưởng kiểm lâm với mức hỗ trợ dự kiến từ 200 triệu đến hơn 1 tỉ đồng/người.Trong số các đơn vị trực thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, Chi cục Kiểm lâm là đơn vị có số lượng công chức, viên chức và người lao động tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và thôi việc nhiều nhất, với 54/126 biên chế.Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên thông tin, đây mới là danh sách cán bộ đề xuất xin nghỉ, phải chờ sau khi UBND tỉnh ban hành tiêu chí cụ thể đối với đối tượng được hưởng chính sách này thì mới quyết định người nào được nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy.
Đón hè hứng khởi với loạt sản phẩm công nghệ xanh từ Sharp
Ngày đầu tiên trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh TP.HCM trong không khí vui vẻ và đầy màu sắc.Tại Trường tiểu học Phan Văn Trị (quận 1, TP.HCM), hoạt động chào năm mới đã được tổ chức tại sân trường và trong từng lớp học. Lớp tổ chức các hoạt động tập thể dưới sân trường, lớp sinh hoạt trên tinh thần vui học, cùng nhau đố vui có thưởng…Bên cạnh trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào dịp năm mới, thầy Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Văn Trị, tặng mỗi học sinh một cây bút chì và chia sẻ câu chuyện vì sao bút chì trở nên có ý nghĩa. Thầy hiệu trưởng giải thích: "Với cây bút chì trong tay, kiến trúc sư sẽ có bản vẽ đẹp, nhà văn có tác phẩm hay, nhạc sĩ sẽ có bản nhạc. Tuy nhiên cây bút chì cần phải được chuốt gọt, bào từng lớp vỏ mới trở nên có ích. Bài học này cũng chính dành cho các con, cần phải cố gắng, nỗ lực, chịu khó mỗi ngày để trở thành cây bút chì hữu ích".Ngày đầu năm mới là thời điểm mà bất kỳ thầy cô giáo nào cũng muốn mang đến cho học sinh của mình một không khí vui tươi và tinh thần quyết tâm để có khởi đầu đầy ý nghĩa, nhất là với học sinh cuối cấp, như lớp 9.Thạc sĩ Trần Nguyễn Tuấn Huy, tổ trưởng tổ ngữ văn Trường THCS Trần Bội Cơ (Q.5), đã gửi lời chúc đầu năm mới đến học trò, mong rằng các em luôn mạnh khỏe, cố gắng tiến bộ và đạt được mục tiêu trên chặng đường phía trước. Trong tiết dạy đầu năm, thầy Tuấn Huy tổ chức hoạt động mang tên "Thông điệp cho chính mình". Mỗi học sinh viết ra mục tiêu cá nhân và một lời động viên chính mình như một khởi đầu đầy khí thế cho năm mới. Ngoài ra, không thể thiếu hoạt động "Lì xì động lực" với một chút lộc nho nhỏ cùng với những câu danh ngôn truyền cảm hứng trong mỗi phong bao đỏ để giúp các em có thêm tinh thần phấn đấu, quyết tâm và niềm tin cho hành trình chinh phục kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sắp tới.Ngày đi học trở lại của học sinh lớp 12A11 Trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11) sau những ngày du xuân thật vui, ý nghĩa và đong đầy cảm xúc. Các em cùng trao cho nhau những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp bằng thơ, vè, bài hát; chia sẻ cho nhau nghe những câu chuyện trải nghiệm ngày tết bên gia đình, người thân, những nơi đến tham quan, du lịch.Hấp dẫn và sôi động nhất là tiết mục "xé túi mù - bốc lì xì may mắn" với những phong bao lì xì mệnh giá 50.000, 100.000, 200.000, 500.000 đồng. Mỗi em đều có cơ hội nhận lì xì may mắn từ thầy chủ nhiệm. Các em rất phấn khởi và háo hức tham gia. Một mùa xuân mới bắt đầu từ nụ cười hạnh phúc của thầy và trò với ước vọng gặt hái nhiều thành công mới.Trong tiết học hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, thầy trò cùng nhau ôn lại những giá trị văn hóa ngày tết truyền thống, tự hào và gìn giữ nét đẹp văn hóa quê hương Việt Nam.Những ngày xuân ý nghĩa đang dần khép lại, một năm mới với những kỳ vọng mới đang đón chờ ở phía trước. Dư vị ngọt ngào của những ngày tết lại thôi thúc mỗi học trò cùng nỗ lực học tập bằng cả cái tâm, gặt hái những thành tích mới để tiếp tục ngóng chờ "nàng xuân" trở lại. Thầy Phạm Lê Thanh tặng học trò câu thư pháp "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" để nhắc nhở các em luôn phải giữ lửa nhiệt huyết học tập, làm việc gì cũng phải đặt chữ tâm lên hàng đầu. "Các em hãy sống đàng hoàng, thẳng thắn, khỏe mạnh, thoải mái, hạnh phúc và trách nhiệm. Cuộc đời của các em là do các em lựa chọn vì thế hãy mạnh dạn, cố gắng học tập để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai", thầy Thanh căn dặn học trò trong ngày đi học đầu tiên sau kỳ nghỉ tết.